Số liệu thống kê trong tuần lễ giao dịch 21/7-28/7 cho biết nhóm đầu cơ tại sàn New York tăng 23,28% vị thế bán khống. Do đó, giá Arabica tuần trước tăng tuần trước rất có thể do nhóm này hoán đổi vị thế của mình, số liệu chi tiết sẽ có vào tuần sau.
Trở lại với các thông tin cơ bản mới nhất, xuất khẩu tháng 7.2015 của Indonesia tăng 22%, xuất khẩu tháng 6/2015 của Uganda tăng 26,8%. Mặc dù vậy, ICO vẫn báo cáo xuất khẩu toàn cầu giảm 3,3%, lý do chắn hẳn đến từ Việt Nam. Tâm lý “dọn kho” của thị trường nghĩ về Việt Nam càng lúc càng đè nặng lên giá Robusta. Nếu nói đến lý do để giá tăng lại thì cà Brazil và Việt Nam đều phải cho thị trường thấy họ không có nhiều Robusta như thị trường vẫn nghĩ, thời điểm này có lẽ sẽ đến vào cuối tháng 8/2015, đầu tháng 9/2015.
Yếu tố tiền tệ càng không ủng hộ giá Arabica lúc này khi tỷ giá USD/BRL đã lên đến mức 3,42 điểm. Từ bên ngoài, sự bất ổn của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đang đe dọa thị trường hàng hóa nói chung. Trong tháng 8/2015, Mỹ sẽ phải đối mặt với con nợ mang tên Puerto Rico của mình, cùng với đó là biến cố lơn cho ngành khai thác than tại Mỹ. Tại châu Âu, khi rắc rối của Hy Lạp vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, họ lại phải chuẩn bị cho một cái tên khác là Italia. Hiện tại, thị trường cà phê sẽ không giảm quá nhiều do thái độ thận trọng từ các nhà đầu tư về sản lượng thật sự của Brazil và Việt Nam.
Tuần trước, giá tăng nhờ…thị trường không có tin tức gì. Người Anh có câu ngạn ngữ “ không có tin gì mới tức là tin tốt”, thị trường cà phê có lẽ đang rất phù hợp với câu này. Bởi nếu không có tin tức mới xuất hiện thì giá sẽ tiếp tục được yếu tố kỹ thuật nâng đỡ và phục hồi trở lại từ lực mua hàng giá rẻ. Nhưng một thị trường như vậy là không thể tồn tại!
Dựa theo những thông tin kể trên cùng một số phân tích liên quan khác, có thể kết luận xu hướng giảm giá sẽ dẫn dắt thị trường hôm nay. Chốt phiên, Arabica giảm nhẹ và Robusta giảm khá là viễn cảnh của phiên đầu tuần này.
Theo 123caphe