Liên hệ Đăng nhập || Đăng ký Chào mừng Đăng xuất
Liên hệX Tên liên hệ (*) Email (*)(Vui lòng nhập đúng định dạng Email) Số Điện Thoại (*)(Vui lòng nhập đúng số điện thoại) Nội dung góp ý Mã an toàn Gửi đi Hỗ trợ kỹ thuật: 1900 561 581 Ngoài giờ: 0908295858
Giao diện chợ
Facebook Google Plus Twitter
arrow Kiến thức13:00 15/10/2015

Lịch sử hình thành của cây cà phê ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng

Lịch sử hình thành của cây cà phê ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng arrow Hỗ trợ đăng bài Nguyễn Trần Mạnh Tuấn
Điện thoại: 0979467943
Email: ls13.mt@gmail.com
Cây cà phê là loài cây đã tồn tại ở Việt Nam ta từ đã lâu, nhưng lịch sử của nó như thế nào từ khi mới du nhập đến bây giờ thì không hẳn là ai cũng biết. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin từ những cây cà phê đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, cho đến khi phát triển tầm cỡ quốc tế như bây giờ.

1. Giới thiệu về một số loài cà phê được trồng ở Việt Nam :

    Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên thảo (Rubiaceae).  Họ này bao gồm khoảng  500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Trong chi cà phê có rất nhiều loài cụ thể như :

   Các loài này tuy thuộc chi cà phê nhưng khác xa với những cây cà phê thường trồng, vì vậy tên gọi chung “cây cà phê” ở Việt Nam ta là chỉ 3 loài phổ biến nhất đó là : cây cà phê vối , cây cà phê chè, cây cà phê mít.

- Cây cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) : do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè – một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam, cũng chính là loài cây có chất lượng tốt nhất. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới, chiếm 9% diện tích trồng cà phê ở nước ta.

- Cây cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối) : là loài cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê trên thế giới được sản xuất từ loại cà phê này, diện tích trồng loài này ở Việt Nam ta là cao nhất chiếm đến 90% diện tích trồng cà phê.

- Cà phê Liberia (hay còn gọi là cà phê mít) : chính vì thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là cà phê vối, cà phê chè, do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy. Diện tích trồng ở Việt Nam ta rất thấp chỉ chiếm 1% diện tích trồng cà phê.

Trong 3 loại phổ biến trên chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế :

- Cà phê chè : đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới.

- Cà phê vối : chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê trên thế giới.

- Sản lượng và chất lượng cà phê mít rất thấp không đáng kể tới.

              

                      Cây cà phê vối (Robusta)                                                Cây cà phê chè (Arabica)

              

                         Cây cà phê mít (Chary)                                          Quả của cà phê mít và cà phê vối

Robusta có thể xem là loại cà phê có phẩm chất kém hơn so với Arabica, tuy nhiên nó có ưu thế hơn đó là rất hợp thời tiết. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch sau 2-3 năm, trong khi cà phê arabica phải cần 4-5 năm. Cây cà phê arabica cũng là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê robusta lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau. Đó là lý do tại sao cây cà phê vối Robusta có diện tích trồng chiếm tới 90% diện tích trồng cà phê ở nước ta.

2. Quá trình du nhập của cây cà phê vào VN nói chung và quá trình phát triển của cây cà phê ở Tây Nguyên nói riêng :

    Giống cà phê chè (coffee arabica) là giống cà phê đầu tiên được du nhập vào nước ta từ năm 1857, thông qua một số linh mục thừa sai người pháp. Đầu tiên là được trồng thử nghiệm tại các Nhà thờ Thiên chúa giáo ở một số tỉnh ở khu vực phía Bắc. Sau đó, cây cà phê được trồng mở rộng vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình. Sau chiến tranh các khu vườn cà phê chè ở đây vẫn tiếp tục được duy trì. Vì thế, khu vực này có sự phân bố cây cà phê chè rất cao. Sau cùng cây cà phê mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và người ta bắt đầu nhận ra rằng Tây Nguyên chính là nơi thích hợp nhất để trồng cây cà phê.

    Sau khi giống cà phê arabica được du nhập vào Việt Nam năm 1857 thì sau đó vào năm 1908, Pháp du nhập thêm 2 giống cà phê vào Việt Nam. Đó chính là cà phê Robusta và cà phê mít. Sau một thời gian, thực dân phương Tây thấy giống cà phê chè không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã đưa giống cà phê vối từ Công-gô vào trồng ở Tây Nguyên. Cây cà phê phát triển rất mạnh mẽ, diện tích cây cà phê ngày càng tăng. Và Tây Nguyên trở thành khu vực có diện tích trồng cà phê vối lớn nhất nước ta cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở Việt Nam có cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều huyền thoại như cà phê Buôn Ma Thuột. Sau giải phóng diện tích cà phê cả nước khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6000 tấn. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Sau đó, bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất dừng lại ở mức 350 nghìn ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002).

                                                            Vườn cà phê Tây Nguyên thời Pháp thuộc

                                                Vườn cà phê ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc

3. Vì sao “Buôn Ma Thuột” lại trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam ?

    Sự phân bố cây cà phê ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố về điều kiện sinh thái và đất đai có vai trò rất quan trọng :

- Dải đất Tây nguyên may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan màu mỡ trù phú (2 triệu hécta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%, bên cạnh đó còn có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê Robusta. Ngoài ra, cây cà phê vối được trồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ rừng rậm Châu Phi, phân bố ở khu vực có độ cao trên 1000m, do đó ở Việt Nam không có nơi nào thích hợp hơn Tây Nguyên. Khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ cũng có độ cao rất phù hợp với điều kiện của cây cà phê vối. Nhưng khí hậu ở đây không cho phép trồng cây cà phê vối. Bởi lẽ, khu vực này có một mùa đông lạnh và rét mà cây cà phê thì không thể chịu nhiệt độ quá thấp nên cây cà phê vối không được trồng nhiều ở vùng này. Cao nguyên Buôn Ma Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cà phê Buôn Ma Thuột và nơi đây đã sớm trở thành "tâm điểm" của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt nam nói chung, đặc biệt là đối với cà phê vối (cà phê robusta).

 - Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh, phạm vi thích hợp từ 18oC - 25oC, thích hợp nhất từ 20oC - 22oC. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500m. Ngược lại cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22oC - 26oC, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 24oC - 26oC. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê.

    Như vậy chính sự phức tạp về điều kiện sinh thái đã tạo ra sự phân hóa vùng phân bố cà phê ở nước ta. Khu vực phía Bắc là vùng phân bố chủ yếu của cây cà phê chè, khu vực phía Nam là vùng phân bố của cây cà phê vối.

          

                 Vườn cà phê ở ĐăkLăk hiện tại                           Vườn cà phê ở Lâm Đồng hiện tại

    Mức độ phân bố cây cà phê không chỉ phân hóa do điều kiện khí hậu, đất đai mà còn phân hóa do điều kiện địa hình và gió :

- Cây cà phê phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi có địa hình cao trên 800m. Địa hình Việt Nam lại phân hòa rất phức tạp vì vậy đã dẫn đến sự phân bố không đều của cây cà phê giữa các vùng, tập trung ở những vùng có địa hình đồi núi như Tây Nguyên, phía bắc Bắc Trung Bộ.

- Ngoài ra cây cà phê ở Việt Nam hầu như không trồng ở ven biển cũng như khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ vì điều kiện khí hậu ở đây không phù hợp, đặc biệt là gió. Gió là nhân tốt rất quan trọng ảnh hưởng đến cây cà phê, cây cà phê rất dễ bị ảnh hưởng của gió khô, gió nóng mà vùng ven biển thì gió quá mạnh, còn khu vực Nam Trung Bộ thì thường có những đợt gió Lào kéo dài vì vậy sự phân bố cây cà phê ở vùng này rất ít.

- Mức độ phân bố cây cà phê ở nước ta tại vùng Đồng bằng sông Hông và vùng Tây Nam Bộ là thấp nhất vì địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng, đất phù sa không thích hợp cho cây cà phê.

    Trải dài qua một quá trình lịch sử trên đất nước Việt Nam, cuối cùng vùng đất Tây Nguyên chính là nơi hội tụ được tất cả những thuận lợi cả về sinh thái và đất đai thích hợp để cây cà phê sinh trưởng và phát triển, sản phẩm cà phê vối Robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của Tây Nguyên nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tin liên quan
123chienluoc.com
Thành viên tích cực: Trang Đài (3530), Thanh Nhã (89), Phamtrang123 (78), Caphetranh (55), thiephong (46) Cập nhật 19/11/2021 08:36
Đang xử lý...
X