Liên hệ Đăng nhập || Đăng ký Chào mừng Đăng xuất
Liên hệX Tên liên hệ (*) Email (*)(Vui lòng nhập đúng định dạng Email) Số Điện Thoại (*)(Vui lòng nhập đúng số điện thoại) Nội dung góp ý Mã an toàn Gửi đi Hỗ trợ kỹ thuật: 1900 561 581 Ngoài giờ: 0908295858
Giao diện chợ
Facebook Google Plus Twitter
arrow Kiến thức13:43 13/10/2015

Cà phê với con người

Cà phê với con người arrow Hỗ trợ đăng bài Nguyễn Thị Hương
Điện thoại: 01648115474
Email: thuthu080893@gmail.com
Người dân m'đrăk quay lưng với cây cà phê

NÔNG DÂN QUAY LƯNG VỚI CÂY CÀ PHÊ

Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng đất M’đrăk một trong những huyện có đời sống còn nghèo, nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nhiều của thời tiết, khí hậu. Nền kinh tế chủ lực của M’đrăk là cây cà phê, mía..nhưng cho đến nay người dân ở đây đã quay lưng lại với cà phê vì năng suất mang lại không cao, sản lượng kém, nhiều năm mất mùa liên tiếp. Lượng đầu tư ít vì nguồn vốn không có, ảnh hưởng của thời tiết mưa nắng thất thường cộng thêm đó là giá cà phê không ổn định làm cho cuộc sống người dân ở đây bấp bênh, khó khăn. Đặc biệt là những xã như xã Ea’hmlây, xã Eariêng.

Cà phê vối được xem là cây trồng mũi nhọn, chủ lực để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện nhất là những vùng nông trường xã Ealai, Eam’Đoan. Tuy nhiên diện tích trên địa bàn huyện đang có xu hướng giảm dần, từ thực trạng hiệu quả kinh tế cây cà phê ngày càng giảm. Hiện nay nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tiến hành chặt phá cà phê, những cánh đồng cà phê chặt phá thay vào đó là trồng những cây trồng khác. Gia đình ông Nguyễn Văn Mạnh trú tại thôn 1 xã Ea’hmlay đã phá cà phê và trồng thay vào đó là cây ăn quả từ năm 2011 với diện tích là 2 hecta. Những năm đầu thì cây ăn quả đã giúp cho đời sống gia đình tương đối ổn định và lo cho con cái học hành. Thế nhưng đến gần đây gia đình ông đã quyết định chuyển đổi cây ăn quả sang trồng khác nhưng hiệu quả không cao. Sau  đó gia đình ông lại tiếp tục quay trở lại trồng cà phê, chỉ vì chạy theo lợi nhuận thấy giá trị của cây nào cao thì trồng cây đó. Nhưng họ không biết rằng cây cà phê có giá trị rất cao, chỉ vì thua lỗ trong 1 năm mà họ sẵn sàng phó bỏ cây trồng chủ lực để trồng cây khác. Khi không ổn với cây trồng mới thì lại tìm về trồng cà phê, họ bất chấp nguy cơ suy thoái đất do phá vỡ quy hoạch cây trồng hoặc là trồng tràn lan mà chưa qua thử ngiệm để rồi đời sống, nền kinh tế gia đình lại thêm khó khăn hơn. Việc trồng – phá bỏ, phá bỏ rồi lại trồng dường như là một vòng luẩn quẩn của người nông dân ở nơi đây. Chỉ vì điều này mà dẫn đến phá vỡ quy hoạch, mất đi sự cân đối cung cầu và nhiều hậu quả ngiêm trọng khác.

Tin liên quan
123chienluoc.com
Thành viên tích cực: Trang Đài (3530), Thanh Nhã (89), Phamtrang123 (78), Caphetranh (55), thiephong (46) Cập nhật 19/11/2021 08:36
Đang xử lý...
X