Liên hệ Đăng nhập || Đăng ký Chào mừng Đăng xuất
Liên hệX Tên liên hệ (*) Email (*)(Vui lòng nhập đúng định dạng Email) Số Điện Thoại (*)(Vui lòng nhập đúng số điện thoại) Nội dung góp ý Mã an toàn Gửi đi Hỗ trợ kỹ thuật: 1900 561 581 Ngoài giờ: 0908295858
Giao diện chợ
Facebook Google Plus Twitter
arrow Tin tức06:08 30/07/2015

Tổng quan thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam

Tổng quan thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam arrow Hỗ trợ đăng bài Ban quản trị
Điện thoại: 1900561581
Email: lienhe@chocaphe.com
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu thế giới nhưng thị trường cà phê rang xay, hòa tan lại chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển một cách chuyên nghiệp.

Cà phê đóng góp 2% GDP của cả nước, 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Năm 2013, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm 18,9% về thị phần, thương mại chiếm 19,8%. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu trên 1,6 triệu tấn cà phê, đạt 3,6 tỷ đô la Mỹ.

Nhiều năm trước, thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam với rất nhiều loại có thương hiệu hoặc không, nhưng chủ yếu là cà phê truyền thống. Nhưng gần đây, thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, cạnh tranh khốc liệt, được thể hiện bằng việc các nhà máy chế biến cà phê lớn liên tục ra đời và hoạt động hết công suất.

Thời gian gần đây, với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt như Starbucks thì thị trường đã bước đầu phân chia lại và định hình rõ ràng hơn 2 loại cà phê đại trà và cà phê đặc biệt.

Tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh (với 2/3 là cà phê bột rang xay và 1/3 là cà phê hòa tan) do sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô của các quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ cà phê cũng như của các chuỗi cung ứng thực phẩm khác kèm cà phê, đồng thời do nhu cầu ngày càng tăng của một dân số trẻ trung, hiện đại.

Công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam hiện nay cũng đã có những bước tiến lớn và đạt thành công đáng khích lệ. Tiêu biểu có thể kể đến là Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa (Vinacafe) với thương hiệu cà phê hòa tan hơn 30 năm và đang lấn sân qua cà phê rang xay.

Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (out of home) là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7 đến8 giờ sáng. Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê.

Theo báo cáo tổng quan về ngành cà phê Việt Nam của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xuất bản ngày 19 tháng 5 năm 2015, tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục khởi sắc và xuất khẩu cà phê hòa tan tăng mạnh.

Thống kê của Nielson Việt Nam cho thấy đang có 20 nhà sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam và tiêu thụ cà phê hòa tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014. Vinacafe Biên Hòa chiếm  41% thị phần với mạng lưới hơn 140,000 chi nhánh, đại lý phân phối rộng khắp. Nestle đứng thứ 2 với 26% thị phần. Trung Nguyên đứng thứ 3 với 16% thị phần còn Trần Quang đứng thứ 4 với 15% thị phần. Số còn lại chỉ chiếm 2%.

USDA dự báo việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần gia tăng tiêu thụ nội địa trong tương lai gần. Niên vụ 2014/2015, tiêu thụ nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,08 triệu bao hay 125,000 tấn, tăng 4% so với niên vụ trước.

Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu được 572,000 bao cà phê hòa tan (hay 34 ngàn tấn) tới 64 nước trên thế giới, là lượng xuất khẩu cao nhất trong 5 năm qua. Như vậy, có thể dự báo sản lượng cà phê hòa tan xuất khẩu từ Việt Nam trong niên vụ 2014/2015 tăng 44% đạt 1,3 triệu bao hay (78 ngàn tấn).

Bảng: Xuất khẩu cà phê hòa tan từ Việt Nam

 

STT

Thị trường xuất khẩu

Khối lượng (bao loại 60kg)

1

EU – 28

94,698

2

Nhật

72,743

3

Mỹ

68,892

4

Nga

58,472

5

Phillipines

57,764

6

Đài Loan

31,955

7

Trung Quốc

29,300

8

Thái Lan

28,799

9

Singapore

23,623

10

Cote d’Ivoire

18,021

11

Khác

88,511

Tổng cộng

572,778

Nguồn: USDA, 2015

Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê hạt, cà phê rang xay và cà phê hòa tan từ một số nước khác như: Lào, Indonesia, Brazil, Cote d’Ivoire và Mỹ.

Hệ thống bán lẻ cà phê tại Việt Nam trong 2 năm gần đây đã xuất hiện các thương hiệu hàng đầu thế giới như Starbucks và McCafe, Dunkin Donuts cũng đang mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, tổng lượng cà phê nhập khẩu vào Việt Nam là 123,000 bao loại 60 kg hay 7,400 tấn.

Các nhà rang xay cà phê hàng đầu thế giới vào Việt Nam mang theo cà phê của họ, bán lẻ cho người dân Việt Nam ngày càng trẻ trung và sành điệu. Còn các nhà rang xay cà phê của Việt Nam, ngoài Vinacà phê và Trung Nguyên, bao giờ sẽ mang cà phê của ta ra xứ người?

Các thông tin đáng chú ý trong ngành cà phê Việt Nam năm 2015:

Rounded Rectangle:  Hình ảnh nhận giải thưởng của bà Vũ Thị Thu Hằng,Giám đốc phát triển thị trường của công ty Sobica J.S.C. Việt Nam

1. Đã có 235 tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2015, một lễ hội quảng bá cà phê Việt Nam. Đây là một bước tiến trong việc mở rộng tiêu thụ cà phê trong nước và hội nhập quốc tế.

2. Chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình tái canh cây cà phê với tổng diện tích lên tới 120,000 ha. Ngân hàng Nhà nước dự định cho vay với tổng nguồn tín dụng là 12 ngàn tỷ đồng.

3. Việt Nam và Indonesia ký kết biên bản ghi nhớ về nâng cao chất lượng cà phê Robusta và quản lý nguồn cung cà phê.4. Trung Nguyên ký kết hợp tác chiến lược với Global Hotel Management Group để cung cấp các dòng sản phẩm cà phê cao cấp qua Trung Đông và Châu Phi. Cà phê của Trung Nguyên cũng đã được Tập đoàn bán lẻ Walmart phân phối tại Chile, Brazil, Mexico, và Trung Quốc.

 

5. Nestle Việt Nam khai trương nhà máy tại Trị An, Đồng Nai trị giá 80 triệu USD để sản xuất cà phê lọc caffeine. Đây là nhà máy thứ hai về dạng này của Nestle trên thế giới. Nestle đã đầu tư khoảng 450 triệu USD tại Việt Nam và là tổ chức thu mua khoảng 25% sản lượng cà phê nhân xô của Việt Nam hàng năm.

6. Neumann Gruppe của Đức đã đầu tư xây dựng nhà máy thứ 2 của mình tại Phước An, Đồng Nai với tổng trị giá 12 triệu USD và công suất xử lý 26 tấn cà phê mỗi giờ nhằm xuất khẩu trên toàn thế giới.7. Massimo Zanetti Beverage Group (MZB Group) đã khai trương nhà máy rang xay cà phê của nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam tại khu công nghiệp Mỹ Phước III thuộc Bình Dương, với công suất 3,000 tấn.

8. Công ty Intimex cũng mở nhà máy chế biến cà phê nhân tại Mỹ Phước II với giá trị 80 tỷ đồng và công suất tối đa 90,000 tấn/năm.

9. Trong năm 2015, Công ty CP Nhịp Điệu Toàn Cầu 123 đã phối hợp với Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức chuỗi hội thảo – tọa đàm định kỳ hàng tháng tại TP. Buôn Ma Thuột về “Kinh doanh cà phê hiệu quả” với sự tham gia đông đảo của đại diện các sở ban ngành của tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo các doanh nghiệp cà phê và hội nông dân,…Chuỗi hội thảo – tọa đàm này đã trở thành một sự kiện thường xuyên, có ý nghĩa tích cực trong sự phát triển ngành cà phê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung.

Đặc biệt trong những buổi hội thảo – tọa đàm định kỳ này, hội thảo – tọa đàm chuyên đề tháng 7: “Cà phê rang xay” đã cộng đồng doanh nghiệp cà phê được đánh giá cao.

 

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột phát biểu tại hội thảo

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được chia sẻ kinh nghiệm về phân biệt cà phê Robusta, Arabica, Liberia ( cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít) và thử nếm; công nghệ rang xay và phương pháp để cà phê rang xay đạt chất lượng tốt nhất; vấn đề cà phê rang xay truyền thống, hiện tại và xu thế… Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê rang xay đòi hỏi các nhà quản lý cần xây dựng bộ tài liệu về chất lượng cà phê rang xay; nhà sản xuất cà phê rang xay cần nâng cao chất lượng cà phê của mình bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến và có chính sách phát triển dài hạn dựa trên nguyên liệu đầu vào có xuất xứ rõ ràng; thương hiệu cà phê rang xay phải gắn liền với đạo đức kinh doanh; tuyên truyền vận động người tiêu dùng nói “ không” với cà phê không rõ nguồn gốc.

10. Theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Pháp, hai sản phẩm cà phê Aroma và Intensity của công ty Sobica J.S.C. Việt Nam đã đoạt giải tại cuộc thi có tên: "Cuộc thi quốc tế lần thứ nhất cà phê rang xay tại các nước sản xuất" do Hiệp hội nâng cao giá trị nông sản Pháp (AVPA) tổ chức. Lễ trao giải đã diễn ra tối 12/6 tại Tòa thị chính Quận 4, thành phố Paris.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Philippe Juglar, Chủ tịch AVPA cho biết Ban tổ chức đã nhận được 70 sản phẩm cà phê đại diện cho 15 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới như Việt Nam, Colombia, Cameroun, Peru, Mexico, Costa Rica, Gabon, Panama… Ông Philippe Juglar đánh giá cao chất lượng cà phê Việt Nam và hương vị đậm đà của nó. Chính vì vậy, ngay từ lần đầu tham gia, cà phê Việt Nam đã đoạt giải trong cuộc so tài với các nước có chất lượng cà phê hàng đầu thế giới.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Vũ Thị Thu Hằng, Giám đốc phát triển thị trường của công ty Sobica cho biết cả hai sản phẩm đoạt giải đều được trồng trên vùng đất Tây Nguyên trong đó sản phẩm cà phê Aroma là sự phối trộn của 3 dòng Arabica ngon nhất của Việt Nam và càphê Intensity là sự kết hợp của Arabica Đà Lạt và Robusta Buôn Ma Thuột./.

Theo Kinh tế và dự báo.

Tin liên quan
123chienluoc.com
Thành viên tích cực: Trang Đài (3530), Thanh Nhã (89), Phamtrang123 (78), Caphetranh (55), thiephong (46) Cập nhật 19/11/2021 08:36
Đang xử lý...
X