Chế biến cà phê phương pháp ướt là một phương pháp không mới đối với ngành cà phê Việt Nam. Phương pháp này đem lại lợi nhuận lớn cho thành phẩm được chế biến thành công và kiểm nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, quá trình chế biến lại là nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khắt khe. Nó đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm để có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao được thị trường thế giới chấp nhận. Dĩ nhiên, chất lượng bắt đầu từ vườn cây qua các khâu chọn giống, kiểm soát bệnh tật và chỉ thu hái những quả chín. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi áp dụng đúng đắn các thực hành đúng trên vườn cây thì vẫn phải thực hiện các thực hành tối ưu về chế biến và các công tác xử lý sau thu hoạch để duy trì được các tính chất tự nhiên về chất lượng của cà phê nhằm được bán với giá cao trên thị trường thế giới.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới chỉ có một số đơn vị thực hiện được quy trình chế biến này như công ty cà phê Ea Pốk, công ty cà phê Phước An, Thắng Lợi,… Đã có một số đơn vị khác đưa vào thử nghiệm mô hình, tuy nhiên bị thất bại vì nhiều lý do khác nhau. Vậy, khó khăn khi thực hiện quy trình chế biến này là gì?
1. Chất lượng bắt đầu từ vườn cà phê
Để có cà phê chất lượng tốt thì việc quản lý tốt vườn cà phê theo các tiêu chí đầu vào như điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng, phân bón, thuốc trừ sâu là những việc làm đầu tiên. Tuy nhiên, việc trồng cây cà phê theo hộ gia đình lại không đảm bảo được đủ những tiêu chí ban đầu vì nông dân ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Những nơi áp dụng được quy trình này đều là những nông trường, hợp tác xã trồng cây cà phê tập trung để việc quản lý cây trồng được đồng nhất và đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng cây trồng.
|
|
Nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo là những quả chín mọng, đỏ tươi
|
|
2. Khó khăn trong kỹ thuật
Một quy trình chế biến đòi hỏi kỹ thuật cao cần có sự đầu tư rất lớn về công sức của người lao động. Việc tiếp cận kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là tự tìm hiểu và nghiên cứu nên để đạt được kết quả cuối cùng mất rất nhiều vốn và nhân lực.
|
|
Quy trình chế biến ướt yêu cầu kỹ thuật khắt khe
|
|
3. Vốn đầu tư cao:
Để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc chế ướt cà phê cần đầu tư rất nhiều về vốn, tiếp cận kỹ thuật mới, chi phí đầu tư nhân công, chi phí kiểm định cao,… Nếu như không được hỗ trợ triệt để sẽ rất khó để đơn vị xây dựng tốt được quy trình. Chính vì thế, để “làm” cà phê chế biến ướt cần rất nhiều ý chí từ người lãnh đạo đơn vị, quản lý dự án.
4. Quy trình xử lý nước thải
Cà phê chế biến ướt là loại cà phê chất lượng cao, đòi hỏi nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, quy chuẩn chất lượng,… Việc sử lý hệ thống nước thải phải đạt chứng nhận cà phê toàn cầu UTZ gặp rất nhiều khó khăn.
Tạm kết, quy trình chế biến ướt cà phê đem lại rất nhiều doanh thu và lợi nhuận cho người sản xuất, nhưng lại tồn tại rất nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, nguyên liệu đầu vào. Chính vì thế, để có thể nhân rộng và phát triển mô hình này cần rất nhiều sự đầu tư có trọng tâm của chính phủ qua các chính sách, các dự án hỗ trợ, cũng như các biện pháp bao tiêu sản phẩm, để sản phẩm cà phê chế biến ướt đem lại nhiều hơn những lợi ích cho người dân, cho đất nước.