Tìm kiếm
Nhận Newsletter
Họ tên Email Điện thoại Nhóm chuyên mục Chuyên mục Loại Đăng ký Đăng ký nhận email cập nhật từ chúng tôi

Giá cà phê và cuộc sống người Tây Nguyên

Giá cà phê và cuộc sống người Tây Nguyên arrow Hỗ trợ đăng bài Nguyễn Thị Ngọc Lựu
Điện thoại: 01689783294
Email: ngocluukt@gmail.com
Tham khảo: http://giacaphe.com/42463/ban-tin-thi-truong-ca-phe-ngay-14-11-2014/ http://www.thesaigontimes.vn/135035/Gia-ca-phe-xuong-thap-Can-duoc-cuu-go.html

Nói đến Đồng Bằng Sông Cửu Long chắc chắn rằng trong suy nghĩ mỗi người sẽ dấy lên hình ảnh những cánh đồng lúa bát ngát, nơi có vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Thì nhắc đến Tây nguyên sẽ là hình ảnh cây cà phê và đây cũng là nơi cung cấp sản lượng cà phê lớn nhất của nước ta. Hằng năm, nước ta luôn là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất. Với nguồn thu nhập chính từ cà phê, do đó giá cà phê ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân vùng Tây Nguyên.

 Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ là nông dân tại vùng đất Cao Nguyên đầy nắng gió, nên từ nhỏ tôi đã sớm hiểu được bao nỗi vất vả của người nông dân. Để trang trải cho cuộc sống, người dân vùng Tây Nguyên chỉ biết trông chờ vào vụ thu hoạch cà phê. Thế nhưng, mỗi năm người dân trồng cà phê chỉ thu hoạch một lần, có năm được mùa, có năm lại mất mùa, giá cà phê lại không ngừng thay đổi, cuộc sống người nông dân thêm khó khăn.

Năm 2015 là một trong những năm giá cà phê biến động nhiều và mạnh nhất, giảm từ 43 triệu đồng/tấn xuống còn 35 triệu đồng/tấn. cứ tăng rồi lại giảm, người nông dân cũng như những đại lý cà phê không ngừng lo lắng.

Tháng 11 /2014, như được nhẹ bớt gánh nặng khi giá cà phê đạt mức 40,4 - 41,2 triệu đồng/tấn, người nông dân vô cùng phấn khởi, họ bán cà phê để chi trả các chi phí phân bón, phí sinh hoạt hằng ngày. Có người đem tiền đi đầu tư như mua vàng, gửi ngân hàng, mua đất hay sắm sửa các vận dụng trong nhà. Giá tăng, cuộc sống người dân như thêm phần sung túc hơn. Tuy nhiên, nhiều người còn trữ lại cà phê với hi vọng giá sẽ đạt mức 45 triệu đồng/tấn. phải chăng họ được voi đòi tiên hay vì cuộc sống quá khó khăn nên muốn kiếm thêm vài đồng? Trời chẳng chiều lòng người, giá cà phê liên tục rớt xuống từ  cuối tháng 4/ 2015 cho đến nay, giá cà phê nội địa quay về mức thấp nhất tính từ năm 2014 đến đầu niên vụ 2015. Có ít nhất 2 lần chạm đáy 35 triệu đồng/ tấn sau khi vượt lên đỉnh 37,5 triệu đồng/tấn vào giữa tháng. Đến ngày 29/8 quay lại mức 35 triệu đồng/tấn, như vậy với người nông dân còn trữ cà phê thì lỗ ít nhất 5 triệu đồng/tấn. Giá cứ tăng rồi lại giảm, thời gian đó, đi đâu tôi cũng nghe người ta bàn tán về mỗi đề tài này bằng giọng nói chứa đầy nuối tiếc, lo lắng của bác nông dân, nỗi lo âu khoắc khoải, mệt mỏi lại hằn trên khuôn mặt vì phải lo toan, trang trải cho cuộc sống gia đình. Cà phê rớt giá trong khi đó giá nhân công lao động, giá phân bón, các loại mặt hàng thì không hề giảm. Thời tiết ngày càng diễn biến thất thường, có những thời điểm hạn hán kéo dài làm cho hạt cà phê mất nước, nhỏ hạt, chất lượng kém. Hay mưa quá nhiều làm cây cà phê bị ngập úng dẫn đến hàng loạt cây rụng trái. Do đó, để thu hoạch được cà phê chất lượng, người nông dân phải mất nhiều công sức chăm sóc. Không những thế, khi bán cà phê ra thị trường họ còn phải chịu khoản trừ vì hạt nhỏ, hạt không đủ độ, hạt đen….làm cho thu nhập của người dân giảm một khoản. Có thể nói, để thu hoạch được cà phê đạt năng suất, chất lượng thì khó khăn và tốn nhiều chi phí, tiền bạc như thế nào.

Có những gia đình có đến sáu hoặc bảy người và có thể hơn nữa, lo từng bữa ăn hằng ngày, lo tiền học cho con cái, lo tiền sinh hoạt, lo tiền phân bón cho cây trồng… và hàng trăm thứ phải lo khác. Họ chỉ biết trông vào vài sào đất cà phê, nhưng giá cà phê lại không có dấu hiệu tăng trở lại, cuộc sống người dân dường như khó khăn hơn. Lũ trẻ không được đến lớp vì thiếu tiền đóng học phí, ở nhà đi theo ba má đi làm rẫy hay chăn trâu, chăn bò. Mái tóc khét mùi nắng, thân hình cầy còm, ăn uống không đảm bảo làm con người thiếu chất, bệnh tật. Bữa ăn có bữa rau, bữa muối. Vì gia đình khó khăn nên lớn tuổi hơn tí nữa thì phải đi vào thành phố làm thuê, nay chỗ này, mai chỗ khác. Khó khăn như vậy thì đến bao giờ chất lượng cuộc sống mới được nâng cao? Các bậc cha mẹ chỉ biết cầu trời sao cho được mùa, giá được cao để có thể lo cho gia đình được đầy đủ. Còn chưa kể đến, nếu giá cà phê tiếp tục giảm, người dân sẽ phá hết cà phê để trồng các loại cây khác như tiêu hay các loại cây hoa màu. Đến lúc này, sản lượng cà phê sẽ giảm một cách nhanh chóng và khó có thể phục hồi. Vì thời gian trồng đến lúc thu hoạch phải ít nhất ba năm, và tốn nhiều vốn đầu tư, công sức. Đối với các nhà đại lý, nếu bán cà phê với giá thấp hơn khi mua vào sẽ khiến nhiều đại lý lỗ, nếu tiếp tục kìm hàng, cà phê để lâu sẽ làm chất lượng giảm, hao hụt một lượng cà phê.

Do đó, giá cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân Tây Nguyên. Cuộc sống người dân được nâng cao hay không phần lớn phụ thuộc vào giá cà phê

 

 

Bài viết của Nguyễn Thị Ngọc Lựu
Bài viết cùng chủ đề
123chienluoc.com
Thành viên tích cực: Trang Đài (3530), Thanh Nhã (89), Phamtrang123 (78), Caphetranh (55), thiephong (46) Cập nhật 19/11/2021 08:36

Chuyên trang cà phê

gioi-thieu

Liên hệ

163 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TPHCM
0913567587
1900561581
lienhe@chocaphe.com
https://facebook.com/chocaphevietnam
Đang xử lý...
X